1 00:00:09,480 --> 00:00:12,360 Làm thế nào các nhà vật lý thiên văn có thể nghiên cứu những câu chuyện của Vũ Trụ? 2 00:00:12,720 --> 00:00:17,920 Hàng tỷ năm về trước, khi vụ nổ Big Bang xảy ra, không có thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà), hay Hệ Mặt Trời, 3 00:00:17,920 --> 00:00:23,340 không có Trái Đất, và đặc biệt, không có con người để chứng kiến ​​những điều này và tất cả các sự kiện sau đó. 4 00:00:23,340 --> 00:00:24,990 Vậy làm thế nào mà họ biết về những thứ này? 5 00:00:24,990 --> 00:00:28,900 Thực ra, một cách nào đó, Vũ Trụ như một cỗ máy thời gian. 6 00:00:28,900 --> 00:00:31,700 Khi nhìn vào những thứ trên bầu trời, chúng ta đang nhìn về quá khứ của chúng. 7 00:00:31,700 --> 00:00:34,560 Vâng, điều này hơi khó hiểu chút nhưng lấy ví dụ thế này: 8 00:00:34,560 --> 00:00:35,920 Khi bạn nghe tiếng của một chiếc máy bay, 9 00:00:35,920 --> 00:00:38,380 bạn phải dành một lúc để tìm xem nó ở đâu trên bầu trời. 10 00:00:38,380 --> 00:00:42,340 Bạn lần theo âm thanh để tìm chiếc máy bay, nhưng nó đã không còn ở đó. 11 00:00:42,380 --> 00:00:44,900 Do âm thanh của nó mất một khoảng thời gian để truyền đến đôi tai của bạn, 12 00:00:44,900 --> 00:00:47,760 và vào thời điểm bạn nghe thấy, thì chiếc máy bay đã bay đi chỗ khác. 13 00:00:47,760 --> 00:00:50,400 Có thể nói, bạn đã nghe những âm thanh đến từ quá khứ 14 00:00:50,400 --> 00:00:53,900 khi âm thanh từ máy bay truyền đến tai bạn trong vài giây ngắn ngủi. 15 00:00:53,900 --> 00:00:56,220 Và ánh sáng cũng tương tự như vậy. 16 00:00:56,220 --> 00:01:00,420 Mặc dù ánh sáng nhanh hơn nhiều so với âm thanh - thực tế, đó là thứ nhanh nhất mà ta biết - 17 00:01:00,420 --> 00:01:04,380 ánh sáng vẫn mất một khoảng thời gian để đi từ nguồn phát đến nơi quan sát. 18 00:01:04,380 --> 00:01:08,180 Vật thể ở càng xa thì ánh sáng đi càng lâu để có thể truyền đến người quan sát. 19 00:01:08,400 --> 00:01:10,540 Bằng cách nhìn vào các thiên hà ở rất xa, 20 00:01:10,540 --> 00:01:13,320 với ánh sáng phải mất đến hàng tỉ và hàng tỉ năm mới có thể đến với chúng ta được, 21 00:01:13,320 --> 00:01:15,840 chúng ta sẽ thấy chúng trông như thế nào vào hàng tỉ năm về trước, 22 00:01:15,960 --> 00:01:19,340 khi chúng chỉ mới bắt đầu hình thành vào thời điểm Vũ Trụ còn trẻ 23 00:01:19,460 --> 00:01:24,120 Nhưng khi ta nhìn vào những thiên hà ở gần hơn, nghiên cứu chúng trong suốt thời gian dài, 24 00:01:24,120 --> 00:01:26,700 ta có thể thấy chúng đang lớn lên và thay đổi, 25 00:01:26,700 --> 00:01:31,740 tương tự như sự phát triển của con người, từ lúc sơ sinh, nhi đồng, đến thanh thiếu niên và trưởng thành. 26 00:01:32,040 --> 00:01:34,860 Vấn đề là khi mọi thứ ở rất xa chúng ta, 27 00:01:34,860 --> 00:01:38,300 xa đến nỗi mà mắt chúng ta không thể nào thấy chi tiết được. 28 00:01:38,300 --> 00:01:42,580 Kính thiên văn, đặc biệt là loại kính có thể thấy ánh sáng tương tự mắt người, cũng có giới hạn 29 00:01:42,660 --> 00:01:46,340 đó là không có khả năng phát hiện những thiên hà đầu tiên mới hình thành, 30 00:01:46,340 --> 00:01:49,300 vì chúng ở quá xa và ánh sáng quá mờ nhạt. 31 00:01:49,300 --> 00:01:52,640 Tuy nhiên, những ngôi sao đầu tiên sinh ra trong thiên hà này. 32 00:01:52,640 --> 00:01:54,900 Và mặc dù không có kính thiên văn nào đủ mạnh để xem chúng tỏa sáng, 33 00:01:54,900 --> 00:01:58,460 ALMA, với độ sắc nét đáng kinh ngạc và khả năng nhìn thấy sóng vô tuyến, 34 00:01:58,460 --> 00:02:03,100 có thể phân biệt các đám mây khí và bụi tạo nên các thế hệ đầu sao đầu tiên trong Vũ Trụ. 35 00:02:03,100 --> 00:02:07,100 Có thể giúp các nhà thiên văn biết thêm một chút về giai đoạn đầu của thời gian và không gian, 36 00:02:07,100 --> 00:02:09,800 là nền tảng để hiểu hơn về mọi thứ đang diễn ra ở hiện tại. 37 00:02:11,380 --> 00:02:14,220 Transcribed by ESO. Translated by —Thanh Sang Mai.