1 00:00:03,000 --> 00:00:06,000 Đây là câu chuyện về một cuộc phiêu lưu phi thường ... 2 00:00:10,320 --> 00:00:15,320 Một câu chuyện về trí tò mò, dũng khí và lòng kiên trì mà ta dành cho Vũ Trụ ... 3 00:00:19,000 --> 00:00:24,000 Câu chuyện của các nhà thiên văn học châu Âu đi về phía nam để khám phá những vì sao. 4 00:00:59,000 --> 00:01:10,540 EUROPE TO THE STARS Kỉ niệm 50 năm khám phá bầu trời phía nam đầu tiên của ESO 5 00:01:13,000 --> 00:01:17,000 Đi về phía Nam 6 00:01:18,000 --> 00:01:23,000 Chào mừng đến với ESO, Đài thiên văn phía Nam của châu Âu. 7 00:01:24,999 --> 00:01:28,400 Đã 50 tuổi, nhưng ngày càng vững mạnh. 8 00:01:34,520 --> 00:01:37,520 ESO là là cánh cổng đưa châu Âu đến với những vì sao. 9 00:01:38,280 --> 00:01:41,280 Tại đây, nhiều nhà thiên văn học từ 15 quốc gia 10 00:01:41,320 --> 00:01:44,240 cùng hợp lực để khám phá nhiều bí ẩn của Vũ Trụ. 11 00:01:44,960 --> 00:01:45,960 Bằng cách nào ư? 12 00:01:45,999 --> 00:01:49,400 Xây dựng nhiều chiếc kính thiên văn khổng lồ trên Trái Đất. 13 00:01:49,440 --> 00:01:51,840 Thiết kế nhiều máy ảnh và thiết bị nhạy bén. 14 00:01:52,280 --> 00:01:54,280 Rà soát cả bầu trời. 15 00:01:57,000 --> 00:02:00,000 Công việc của họ bao gồm quan sát nhiều thiên thể ở gần và xa, 16 00:02:00,000 --> 00:02:03,000 từ sao chổi băng qua Hệ Mặt Trời, 17 00:02:03,000 --> 00:02:06,560 đến các thiên hà xa xôi ở tận ngoài rìa không gian và thời gian, 18 00:02:06,600 --> 00:02:12,000 cho chúng ta nhiều hiểu biết mới mẻ và một cái nhìn ấn tượng về Vũ Trụ. 19 00:02:42,560 --> 00:02:45,840 Một Vũ trụ đầy ắp những bí ẩn và cả sự huyền bí. 20 00:02:46,320 --> 00:02:48,080 Và mang một vẻ đẹp kinh ngạc. 21 00:02:50,080 --> 00:02:52,080 Từ những đỉnh núi xa xôi ở Chile, 22 00:02:52,120 --> 00:02:54,880 Các nhà thiên văn học châu Âu đang vươn tới những vì sao. 23 00:02:55,999 --> 00:02:57,160 Nhưng sao lại là Chile? 24 00:02:57,160 --> 00:02:59,400 Điều gì đã khiến họ phải đi về phía Nam? 25 00:03:02,560 --> 00:03:07,800 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu có trụ sở chính tại Garching, Đức. 26 00:03:11,880 --> 00:03:16,000 Nhưng ở châu Âu, ta chỉ có thể thấy một phần của bầu trời. 27 00:03:16,000 --> 00:03:19,080 Để có thể lấp đầy khoảng trống, bạn phải đi về phía nam. 28 00:03:27,880 --> 00:03:32,999 Qua hàng thế kỷ, có thể thấy nhiều khoảng trống rộng lớn trên tấm bản đồ sao ở phía nam này - 29 00:03:33,000 --> 00:03:36,000 Trong tập Terra Incognita of the heavens. 30 00:03:37,200 --> 00:03:38,800 Vào năm 1595. 31 00:03:39,440 --> 00:03:43,320 Lần đầu tiên, các thương nhân người Hà Lan bắt đầu chuyến hải trình đến miền Đông Ấn. 32 00:03:49,880 --> 00:03:54,320 Vào ban đêm, nhà hàng hải Pieter Keyser và Frederik de Houtman 33 00:03:54,320 --> 00:03:59,400 đo vị trí của hơn 130 ngôi sao trên bầu trời phía nam. 34 00:04:05,600 --> 00:04:10,600 Không lâu sau, 12 chòm sao mới xuất hiện trên thiên cầu và bản đồ sao, 35 00:04:10,640 --> 00:04:14,840 những chòm sao từ trước tới nay chưa từng được nhà thiên văn học châu Âu nào quan sát. 36 00:04:16,280 --> 00:04:20,280 Nhiều trạm quan sát thiên văn đầu tiên ở bán cầu nam 37 00:04:20,280 --> 00:04:21,920 đã được người Anh xây dựng. 38 00:04:22,320 --> 00:04:27,320 Đài thiên văn Hoàng gia tại Mũi Hảo Vọng được thành lập vào năm 1820. 39 00:04:28,640 --> 00:04:33,160 Không lâu sau, John Herschel xây dựng đài quan sát của riêng ông, 40 00:04:33,160 --> 00:04:36,040 gần ngọn núi Mặt Bàn nổi tiếng ở Nam Phi. 41 00:04:37,999 --> 00:04:38,999 Một cảnh tượng lộng lẫy! 42 00:04:39,920 --> 00:04:44,920 Bầu trời đêm, cụm sao sáng và đám mây sao ở vút trên cao. 43 00:04:46,160 --> 00:04:49,999 Cũng không có gì lạ khi Đài thiên văn Harvard, Yale và Leiden 44 00:04:50,000 --> 00:04:53,720 cũng cho xây dựng nhiều trạm quan sát phía nam của riêng họ. 45 00:04:53,760 --> 00:04:57,000 Nhưng, để khám phá bầu trời phía nam 46 00:04:57,000 --> 00:05:01,000 đòi hỏi chúng ta phải có nhiều dũng khí, niềm đam mê và sự kiên trì. 47 00:05:06,400 --> 00:05:08,600 50 năm về trước, 48 00:05:08,600 --> 00:05:12,240 phần lớn kính thiên văn đều nằm ở bán cầu bắc. 49 00:05:13,040 --> 00:05:15,360 Vậy tại sao bầu trời phương nam lại quan trọng đến như vậy? 50 00:05:17,680 --> 00:05:21,640 Đầu tiên, ở đây có khá nhiều khu vực trên bầu trời vẫn chưa được khám phá. 51 00:05:22,120 --> 00:05:24,640 Ở châu Âu, bạn không thể quan sát cả bầu trời. 52 00:05:25,320 --> 00:05:29,320 Điển hình như vùng trung tâm của Thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà), thiên hà của chúng ta. 53 00:05:29,880 --> 00:05:32,880 Rất khó quan sát ở bán cầu bắc, 54 00:05:32,920 --> 00:05:34,920 nhưng ở phía nam, nó nằm ngay trên chúng ta. 55 00:05:36,960 --> 00:05:38,960 Và thứ hai, hai đám mây Magellan - 56 00:05:38,999 --> 00:05:42,280 hai thiên hà đồng hành nhỏ của thiên hà Milky Way 57 00:05:42,440 --> 00:05:47,360 Vô hình ở phía Bắc, nhưng rất dễ thấy nếu bạn ở phía nam từ đường xích đạo trở xuống. 58 00:05:48,440 --> 00:05:49,440 Và cuối cùng, 59 00:05:49,520 --> 00:05:53,840 Các nhà thiên văn học châu Âu bị cản trở bởi ô nhiễm ánh sáng và cả thời tiết xấu. 60 00:05:53,880 --> 00:05:57,120 Thế nên đi về phía nam sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề của họ. 61 00:05:59,860 --> 00:06:04,720 Một chuyến du ngoạn trên thuyền với nhiều cảnh đẹp tại Hà Lan, tháng 6 năm 1953. 62 00:06:05,000 --> 00:06:07,600 Ngay đây, tại hồ IJsselmeer, 63 00:06:07,600 --> 00:06:10,600 nhà thiên văn người Đức / Mỹ Walter Baade 64 00:06:10,600 --> 00:06:13,000 cùng nhà thiên văn học người Hà Lan Jan Oort 65 00:06:13,000 --> 00:06:16,000 trao đổi cùng các đồng nghiệp về kế hoạch cho một đài thiên văn của châu Âu 66 00:06:16,000 --> 00:06:18,000 ở bán cầu nam. 67 00:06:22,160 --> 00:06:26,720 Không một quốc gia châu Âu nào có thể cạnh tranh nổi với Hoa Kỳ. 68 00:06:27,240 --> 00:06:29,240 Nhưng cùng nhau, thì lại có thể. 69 00:06:29,560 --> 00:06:34,560 Bảy tháng sau, 12 nhà thiên văn học đến từ sáu quốc gia quy tụ về đây, 70 00:06:34,560 --> 00:06:37,080 tại Phòng Ban điều hành trang nghiêm của Trường Đại học Leiden. 71 00:06:37,960 --> 00:06:39,400 Họ đã ký một bản tuyên bố, 72 00:06:39,400 --> 00:06:45,000 thể hiện mong muốn thành lập một đài thiên văn của châu Âu tại Nam Phi. 73 00:06:45,040 --> 00:06:48,000 Tuyên bố trên đã mở đường cho sự ra đời của ESO. 74 00:06:48,760 --> 00:06:50,880 Nhưng chờ chút! ... Nam Phi ư? 75 00:06:52,520 --> 00:06:54,440 Vâng, tất nhiên rồi. 76 00:06:54,600 --> 00:07:00,000 Lúc đó ở Nam Phi đã có Đài thiên văn Cape, và, sau năm 1909, 77 00:07:00,000 --> 00:07:03,000 Đài thiên văn Transvaal ở Johannesburg được thành lập. 78 00:07:03,000 --> 00:07:07,600 Đài thiên văn Leiden thì có hẳn một trạm quan sát riêng ở Hartebeespoort. 79 00:07:09,960 --> 00:07:11,960 Vào năm 1955, 80 00:07:11,999 --> 00:07:17,520 các nhà thiên văn học lắp đặt thiết bị kiểm tra để tìm vị trí tốt nhất có thể cho một chiếc kính thiên văn cỡ lớn. 81 00:07:17,600 --> 00:07:24,000 Zeekoegat ở Đại Karoo. Hay Tafelkopje, ở Bloemfontein. 82 00:07:25,000 --> 00:07:27,640 Nhưng thời tiết tại đây không thuận lợi cho lắm. 83 00:07:29,000 --> 00:07:34,720 Vào năm 1960, mọi tập trung đổ dồn về mảnh đất gồ ghề của miền bắc Chile. 84 00:07:35,640 --> 00:07:38,999 Các nhà thiên văn học Hoa Kỳ cũng lên kế hoạch 85 00:07:39,000 --> 00:07:41,600 cho xây nhiều đài thiên văn tại vùng đất nam bán cầu này. 86 00:07:41,600 --> 00:07:48,000 Chuyến đi khảo sát đầy khổ cực trên lưng ngựa cho thấy điều kiện ở đây tốt hơn nhiều so với ở Nam Phi. 87 00:07:48,040 --> 00:07:52,400 Năm 1963, quyết định đã được đưa ra. Chile sẽ là điểm đến. 88 00:07:53,000 --> 00:07:56,000 Sáu tháng sau, Cerro La Silla được chọn 89 00:07:56,000 --> 00:07:59,520 làm ngôi nhà tương lai cho Đài thiên văn phía Nam của châu Âu. 90 00:07:59,800 --> 00:08:03,000 ESO không còn là một giấc mơ xa vời nữa. 91 00:08:03,240 --> 00:08:10,280 Cuối cùng, năm quốc gia châu Âu cũng đã ký Công ước ESO, vào ngày 5 tháng 10 năm 1962 - 92 00:08:10,840 --> 00:08:15,680 ngày thành lập chính thức của Đài thiên văn phía Nam của châu Âu. 93 00:08:15,720 --> 00:08:19,600 Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan và Thụy Điển 94 00:08:19,600 --> 00:08:24,000 cam kết vững chắc cùng nhau khám phá những vì sao ở phương nam. 95 00:08:25,680 --> 00:08:29,680 Vùng đất La Silla được mua từ chính phủ Chile. 96 00:08:30,440 --> 00:08:32,720 Một con đường được xây dựng giữa đồng không mông quạnh. 97 00:08:33,880 --> 00:08:38,999 Kính thiên văn đầu tiên của ESO được định hình, tại một công ty thép ở Rotterdam. 98 00:08:40,880 --> 00:08:43,600 Và vào tháng 12 năm 1966, 99 00:08:43,640 --> 00:08:49,000 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu đã cho quan sát đầu tiên của bầu trời. 100 00:08:49,000 --> 00:08:54,320 Châu Âu đã bắt đầu tham gia vào chuyến hành trình vĩ đại khám phá Vũ Trụ bao la. 101 00:09:00,000 --> 00:09:05,000 Nhìn lên Bầu trời 102 00:09:07,000 --> 00:09:14,640 167 nghìn năm về trước, một ngôi sao phát nổ trong một thiên hà nhỏ quay quanh Thiên hà Milky Way. 103 00:09:17,720 --> 00:09:20,160 Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, 104 00:09:20,200 --> 00:09:24,440 Người tinh khôn (Homo sapiens) cũng chỉ mới bắt đầu rong ruổi trên vùng xa-van ở châu Phi. 105 00:09:26,720 --> 00:09:29,640 Thế nhưng chẳng một ai để ý đến màn pháo hoa Vũ Trụ rực rỡ này, 106 00:09:29,760 --> 00:09:34,920 khi ánh sáng từ vụ nổ bắt đầu chuyến hành trình dài đến Trái Đất. 107 00:09:36,240 --> 00:09:41,280 Trước khi ánh sáng từ vụ nổ hoàn tất 98% chuyến hành trình của mình, 108 00:09:41,360 --> 00:09:46,200 các triết gia Hy Lạp cũng chỉ mới bắt đầu nghĩ về bản chất tự nhiên của Vũ Trụ. 109 00:09:48,520 --> 00:09:50,840 Trước khi ánh sáng từ vụ nổ đến Trái Đất, 110 00:09:50,920 --> 00:09:56,400 Galileo Galilei bắt đầu hướng chiếc kính thiên văn tự tạo của ông lên bầu trời. 111 00:09:59,800 --> 00:10:03,000 Và vào ngày 24 tháng 2 năm 1987, 112 00:10:03,200 --> 00:10:07,280 khi các hạt photon từ vụ nổ cuối cùng cũng đến Trái Đất, 113 00:10:07,360 --> 00:10:12,200 và các nhà thiên văn học đã sẵn sàng để quan sát vụ nổ supernova với độ chi tiết cực đại. 114 00:10:13,760 --> 00:10:15,760 Supernova 1987A 115 00:10:15,800 --> 00:10:17,920 loé sáng ở bầu trời phía nam -- 116 00:10:17,999 --> 00:10:20,999 Nhưng ở châu Âu và Hoa Kỳ thì ta không thể nhìn thấy được. 117 00:10:21,000 --> 00:10:25,560 Nhưng vào thời điểm đó, ESO đã xây dựng nhiều chiếc kính thiên văn lớn đầu tiên ở Chile, 118 00:10:25,560 --> 00:10:30,000 cho các nhà thiên văn học hàng ghế đầu để tận hưởng cảnh quan Vũ Trụ rực rỡ này. 119 00:10:32,560 --> 00:10:35,440 Tất nhiên kính thiên văn vẫn là công cụ chính 120 00:10:35,480 --> 00:10:39,600 cho phép chúng ta giải mã nhiều bí ẩn của Vũ Trụ. 121 00:10:40,400 --> 00:10:44,800 Kính thiên văn thu ánh sáng nhiều hơn so với mắt người, 122 00:10:44,840 --> 00:10:49,480 nên chúng có thể cho ta thấy nhiều ngôi sao mờ hơn và tiến sâu hơn vào không gian. 123 00:10:51,480 --> 00:10:55,920 Tương tự như kính lúp, chúng cũng cho ta thấy chi tiết rõ nét hơn. 124 00:10:57,680 --> 00:11:01,720 Và, khi được gắn kèm với máy ảnh và quang phổ kế nhạy bén, 125 00:11:01,760 --> 00:11:07,000 chúng cho ta biết nhiều thông tin có giá trị về hành tinh, sao và thiên hà. 126 00:11:14,360 --> 00:11:18,120 Kính thiên văn tại cơ sở đầu tiên của ESO, La Silla rất đa dạng. 127 00:11:18,160 --> 00:11:21,160 Từ nhiều thiết bị nhỏ của các nước thành viên 128 00:11:21,200 --> 00:11:24,040 cho đến những chiếc kính astrograph và máy ảnh góc rộng khổng lồ. 129 00:11:34,200 --> 00:11:38,360 Kính thiên văn 2,2m -- đã gần 30 tuổi -- 130 00:11:38,400 --> 00:11:41,880 đến giờ vẫn không ngừng chụp nhiều bức ảnh đầy hấp dẫn của Vũ Trụ. 131 00:12:22,720 --> 00:12:25,160 Tại điểm cao nhất ở Cerro La Silla 132 00:12:25,160 --> 00:12:30,800 là thành tựu của ESO vào những năm đầu -- kính thiên văn 3,6m. 133 00:12:31,160 --> 00:12:35,480 Sau 35 năm hoạt động, giờ đây nó là một thợ săn hành tinh. 134 00:12:37,000 --> 00:12:42,640 Ngoài ra, các nhà thiên văn người Thụy Điển cũng xây một chiếc đĩa sáng bóng có đường kính 15m 135 00:12:42,680 --> 00:12:46,120 để nghiên cứu luồng sóng viba đến từ những đám mây Vũ Trụ lạnh lẽo. 136 00:12:47,280 --> 00:12:52,600 Cùng nhau, tổ hợp kính thiên văn này giúp chúng ta khám phá Vũ Trụ mà ta đang sống bên trong. 137 00:13:06,840 --> 00:13:10,840 Trái Đất chỉ là một trong 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời. 138 00:13:16,160 --> 00:13:19,200 Từ Sao Thuỷ bé tí cho đến Sao Mộc khổng lồ, 139 00:13:19,240 --> 00:13:24,960 các khối cầu đất đá cùng nhiều quả bóng khí là những gì còn lại từ quá trình hình thành của Mặt Trời. 140 00:13:30,360 --> 00:13:35,360 Mặt Trời là một ngôi sao trung niên trong thiên hà Milky Way. 141 00:13:36,800 --> 00:13:42,080 Một chấm sáng giữa hàng trăm tỷ ngôi sao tương tự -- 142 00:13:42,160 --> 00:13:46,640 và cùng nhiều gã sao khổng lồ đỏ, sao lùn trắng bé tí, 143 00:13:46,800 --> 00:13:49,720 và cả những ngôi sao neutron quay nhanh. 144 00:13:50,920 --> 00:13:55,840 Nhiều tinh vân toả sáng nằm rải rác các nhánh xoắn ốc của thiên hà Milky Way, 145 00:13:56,000 --> 00:13:59,040 sinh ra những cụm sao sơ sinh, 146 00:13:59,240 --> 00:14:03,640 trong khi nhiều cụm sao cầu già cỗi chậm rãi vây quanh thiên hà. 147 00:14:08,560 --> 00:14:13,400 Và Milky Way chỉ là một trong vô số thiên hà khác trong Vũ Trụ rộng lớn, 148 00:14:13,400 --> 00:14:18,920 đang dần giãn nở kể từ Vụ nổ Lớn, khoảng 14 tỷ năm trước. 149 00:14:26,440 --> 00:14:31,560 Trong 50 năm, ESO đã giúp chúng ta nhận thức được vị trí của mình trong Vũ Trụ. 150 00:14:31,760 --> 00:14:36,000 Và bằng cách nhìn lên bầu trời, chúng ta đã khám phá ra nguồn gốc của chính mình. 151 00:14:36,240 --> 00:14:41,999 Chúng ta là một phần của câu chuyện vĩ đại của Vũ Trụ. Không có những ngôi sao, chúng ta sẽ không ở đây. 152 00:14:45,320 --> 00:14:50,320 Vũ Trụ khởi nguồn với hydro và heli, hai nguyên tố nhẹ nhất. 153 00:14:50,400 --> 00:14:55,720 Các ngôi sao chính là lò phản ứng hạt nhân, biến các nguyên tố nhẹ thành nguyên tố nặng hơn. 154 00:14:58,040 --> 00:15:01,560 Và vụ nổ supernova như 1987A 155 00:15:01,600 --> 00:15:05,680 gửi vào Vũ Trụ sản phẩm từ những lò luyện kim này. 156 00:15:08,440 --> 00:15:13,240 Khi Hệ Mặt Trời hình thành, khoảng 4,6 tỷ năm về trước, 157 00:15:13,440 --> 00:15:16,960 quá trình này chứa một lượng nhỏ các nguyên tố nặng hơn. 158 00:15:17,080 --> 00:15:21,400 Kim loại và silic, kể cả cacbon và oxy. 159 00:15:22,600 --> 00:15:27,600 Cacbon trong cơ bắp chúng ta, sắt trong máu và canxi trong xương chúng ta, 160 00:15:27,600 --> 00:15:31,240 tất cả đều được đúc từ một thế hệ sao trước đó. 161 00:15:31,280 --> 00:15:34,000 Bạn và tôi đã được sinh ra từ trên trời. 162 00:15:35,440 --> 00:15:38,800 Nhưng từ các câu trả lời luôn kéo theo nhiều thắc mắc mới mẻ. 163 00:15:39,080 --> 00:15:42,640 Chúng ta càng tìm hiểu, càng có nhiều bí ẩn để khám phá. 164 00:15:45,040 --> 00:15:48,560 Nguồn gốc và số phận sau này của thiên hà sẽ ra sao? 165 00:15:52,560 --> 00:15:57,560 Có Hệ Mặt Trời nào khác ngoài kia không, và có sự sống ở thế giới xa lạ đó hay không? 166 00:16:05,080 --> 00:16:10,480 Và có gì ẩn náu bên trong trái tim đen tối của thiên hà Milky Way? 167 00:16:21,240 --> 00:16:25,000 Các nhà thiên văn học cần nhiều kính thiên văn mạnh hơn. 168 00:16:25,000 --> 00:16:28,720 Và ESO mang đến cho họ nhiều công cụ mới mang tính cách mạng. 169 00:16:39,880 --> 00:16:44,440 Quan sát Sắc nét 170 00:16:45,800 --> 00:16:49,360 Càng to thì càng tốt -- ít ra đó là điều dành cho gương của kính thiên văn. 171 00:16:49,360 --> 00:16:54,440 Nhưng gương càng to thì phải càng dày, để không bị biến dạng do chính sức nặng của chúng. 172 00:16:55,120 --> 00:16:59,400 Và gương có kích cỡ càng lớn, chúng càng dễ bị biến dạng, không quan trọng chúng dày và nặng đến cỡ nào. 173 00:17:00,440 --> 00:17:01,520 Giải pháp cho việc này ư? 174 00:17:01,520 --> 00:17:07,160 Ta cần tấm gương mỏng, nhẹ và một trò ảo thuật có tên quang học chủ động. 175 00:17:08,120 --> 00:17:11,360 Công nghệ này được ESO tiên phong vào cuối thập niên 1980, 176 00:17:11,440 --> 00:17:13,840 với Kính thiên văn Công nghệ Mới. 177 00:17:15,240 --> 00:17:17,480 Và đây chính là sự tân tiến của công nghệ. 178 00:17:17,480 --> 00:17:23,560 Gương của Kính thiên văn Rất Lớn - VLT - có đường kính 8,2m ... 179 00:17:23,560 --> 00:17:26,280 ... nhưng chỉ dày có 20cm. 180 00:17:27,120 --> 00:17:28,120 Và đây chính là trò ảo thuật: 181 00:17:28,760 --> 00:17:31,120 một hệ thống hỗ trợ điều khiển bằng máy tính đảm bảo 182 00:17:31,120 --> 00:17:36,880 tấm gương luôn giữ được hình dạng mong muốn ở mọi thời điểm với độ chính xác từng nanomet. 183 00:17:53,200 --> 00:17:56,960 VLT là cơ sở hàng đầu của ESO. 184 00:17:57,120 --> 00:18:03,600 Bốn kính thiên văn giống hệt nhau, nằm trên đỉnh núi Cerro Paranal, ở phía bắc Chile. 185 00:18:03,640 --> 00:18:05,840 Được xây dựng vào cuối thập niên 1990, 186 00:18:05,840 --> 00:18:10,520 cung cấp cho các nhà thiên văn học nhiều thiết bị công nghệ tốt nhất hiện có. 187 00:18:15,240 --> 00:18:20,720 Giữa Sa mạc Atacama, ESO đã tạo ra một thiên đường dành cho giới thiên văn học. 188 00:18:36,040 --> 00:18:38,360 Các nhà khoa học lưu trú tại La Residencia, 189 00:18:38,360 --> 00:18:41,760 một dãy nhà khách nằm dưới lòng đất 190 00:18:41,800 --> 00:18:44,160 tại một trong những nơi khô hạn nhất trên hành tinh. 191 00:18:44,640 --> 00:18:50,720 Nhưng bên trong là mợt vườn cọ tươi tốt, một hồ bơi, và ... cả món tráng miệng hấp dẫn của Chile. 192 00:18:53,640 --> 00:18:54,520 Tất nhiên, 193 00:18:54,560 --> 00:18:58,800 điểm đắt khách độc nhất của Kính thiên văn Rất Lớn không phải là hồ bơi kia, 194 00:18:59,000 --> 00:19:02,560 mà là góc nhìn Vũ Trụ không đâu sánh bằng của VLT. 195 00:19:07,400 --> 00:19:11,480 Nếu không có gương mỏng và quang học chủ động thì sẽ không có VLT. 196 00:19:12,000 --> 00:19:13,080 Nhưng còn nữa. 197 00:19:13,080 --> 00:19:18,320 Những ngôi sao bị mờ nét, ngay cả khi được quan sát bằng kính thiên văn tốt nhất và lớn nhất. 198 00:19:18,320 --> 00:19:22,360 Nguyên nhân ư? Bầu khí quyển của Trái Đất làm biến dạng hình ảnh. 199 00:19:26,920 --> 00:19:31,200 Cùng khám phá trò ma thuật thứ hai: quang học thích ứng. 200 00:19:32,880 --> 00:19:39,200 Tại Paranal, chùm tia laser chiếu lên bầu trời đêm tạo nên những ngôi sao nhân tạo. 201 00:19:39,200 --> 00:19:43,720 Các cảm biến sử dụng ngôi sao này để đo độ biến dạng hình ảnh của khí quyển. 202 00:19:43,840 --> 00:19:46,080 Và cứ hàng trăm lần mỗi giây, 203 00:19:46,160 --> 00:19:50,200 hệ thống máy tính điều chỉnh hình dạng gương để chỉnh sửa hình ảnh thu được. 204 00:19:52,060 --> 00:19:53,440 Và kết quả cuối cùng? 205 00:19:53,440 --> 00:19:57,480 Sự nhiễu loạn trong bầu khí quyển được loại bỏ hoàn toàn. 206 00:19:57,840 --> 00:19:59,200 Hãy nhìn vào sự khác biệt của chúng này! 207 00:20:06,240 --> 00:20:09,680 Thiên hà Milky Way là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ. 208 00:20:09,680 --> 00:20:14,440 Và vùng trung tâm thiên hà - cách xa chúng ta 27.000 năm ánh sáng - 209 00:20:14,440 --> 00:20:19,400 chứa một bí ẩn mà Kính thiên văn Rất Lớn của ESO đã giúp làm sáng tỏ. 210 00:20:21,640 --> 00:20:25,560 Nhiều đám mây bụi lớn chặn đứng tầm nhìn của chúng ta về vùng trung tâm của thiên hà 211 00:20:25,640 --> 00:20:29,520 Nhưng máy ảnh hồng ngoại nhạy bén có thể nhìn xuyên qua đám mây bụi 212 00:20:29,600 --> 00:20:31,880 và cho ta thấy đằng sau chúng là gì. 213 00:20:37,640 --> 00:20:43,080 Được hỗ trợ bởi quang học thích ứng, có thể thấy có đến hàng tá sao khổng lồ đỏ. 214 00:20:43,640 --> 00:20:47,520 Và qua nhiều năm, ta nhận thấy những ngôi sao này không hề đứng yên! 215 00:20:47,640 --> 00:20:52,320 Chúng quay quanh một vật thể vô hình ở trung tâm thiên hà Milky Way. 216 00:20:53,760 --> 00:20:59,440 Từ chuyển động của các ngôi sao, vật thể vô hình phải cực kỳ nặng. 217 00:21:00,200 --> 00:21:06,800 Một lỗ đen khổng lồ, nặng gấp 4,3 triệu lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta. 218 00:21:07,520 --> 00:21:11,600 Các nhà thiên văn học thậm chí còn quan sát thấy vệt loé sáng đầy năng lượng từ những đám khí 219 00:21:11,600 --> 00:21:13,640 rơi vào trong lỗ đen. 220 00:21:13,800 --> 00:21:18,160 Tất cả đều được quan sát rõ nhờ sức mạnh của quang học thích ứng. 221 00:21:20,120 --> 00:21:25,160 Gương mỏng và quang học chủ động có thể giúp xây dựng kính thiên văn khổng lồ. 222 00:21:25,200 --> 00:21:28,680 Và quang học thích ứng sẽ giải quyết vấn đề nhiễu loạn trong bầu khí quyển, 223 00:21:28,680 --> 00:21:31,200 cho chúng ta hình ảnh cực kỳ sắc nét. 224 00:21:32,000 --> 00:21:34,640 Nhưng đây vẫn chưa phải là tất cả. 225 00:21:34,680 --> 00:21:38,240 Cùng tìm hiểu trò ảo thuật thứ ba. Và nó được gọi là giao thoa. 226 00:21:40,680 --> 00:21:44,360 VLT gồm có bốn kính thiên văn. 227 00:21:44,360 --> 00:21:49,960 Cùng nhau, chúng có thể hoạt động như một kính thiên văn ảo có đường kính 130m. 228 00:21:52,520 --> 00:21:57,560 Ánh sáng được thu thập bởi từng kính thiên văn được chuyển qua các hầm rút 229 00:21:57,560 --> 00:22:00,800 và được tập hợp lại trong một phòng thí nghiệm dưới lòng đất. 230 00:22:03,000 --> 00:22:09,000 Tại đây, sóng ánh sáng được kết hợp nhờ sử dụng đo laser cùng nhiều đường trễ phức tạp. 231 00:22:13,960 --> 00:22:19,240 Kết quả là sức mạnh thu thập ánh sáng của bốn chiếc gương 8,2m, 232 00:22:19,280 --> 00:22:25,440 với tầm nhìn rộng như mắt chim đại bàng của một kính thiên văn ảo rộng bằng 50 sân tennis. 233 00:22:28,040 --> 00:22:32,080 Bốn kính phụ hỗ trợ cho hệ thống linh hoạt hơn. 234 00:22:32,120 --> 00:22:35,840 Chúng hay xuất hiện với hình dáng nhỏ bé bên cạnh bốn gã khổng lồ. 235 00:22:35,960 --> 00:22:40,400 Tuy vậy, mỗi kính phụ được trang bị một tấm gương 1,8m. 236 00:22:40,800 --> 00:22:45,360 Lớn hơn cả những chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới khoảng 100 năm về trước. 237 00:22:47,040 --> 00:22:50,360 Giao thoa quang học là một điều kỳ diệu. 238 00:22:50,640 --> 00:22:54,400 Ánh sao nhiệm màu, được vận dụng trong sa mạc. 239 00:22:54,960 --> 00:22:58,160 Và kết quả thật ấn tượng. 240 00:22:59,920 --> 00:23:05,120 Hệ thống giao thoa của Kính thiên văn Rất Lớn cho thấy độ chi tiết gấp 50 lần 241 00:23:05,160 --> 00:23:07,160 so với Kính thiên văn Hubble. 242 00:23:09,640 --> 00:23:14,440 Ví dụ, một cái nhìn cận cảnh về một hệ sao đôi ma cà rồng. 243 00:23:15,960 --> 00:23:19,320 Một ngôi sao đang lấy cắp vật chất từ một sao đồng hành. 244 00:23:23,480 --> 00:23:28,240 Luồng bụi sao bất thường được phát hiện xung quanh sao Betelgeuse - 245 00:23:28,240 --> 00:23:32,200 một gã khổng lồ sắp phát nổ thành một supernova. 246 00:23:34,560 --> 00:23:40,360 Và trong các đĩa bụi bao quanh nhiều ngôi sao mới sinh, các nhà thiên văn học đã tìm thấy ... 247 00:23:40,480 --> 00:23:44,280 vật liệu thô tạo nên nhiều hành tinh tương lai như Trái Đất. 248 00:23:44,760 --> 00:23:50,400 Kính thiên văn Rất Lớn là đôi mắt trông nom bầu trời sắc nét nhất của nhân loại. 249 00:23:51,200 --> 00:23:54,880 Nhưng các nhà thiên văn học còn có nhiều phương tiện khác để mở mang sự hiểu biết 250 00:23:54,880 --> 00:23:57,320 và mở rộng tầm nhìn của họ. 251 00:23:57,320 --> 00:23:59,999 Tại Đài thiên văn phía Nam của châu Âu, 252 00:24:00,000 --> 00:24:05,400 họ đã học cách quan sát Vũ Trụ trong một loại ánh sáng hoàn toàn khác. 253 00:24:11,920 --> 00:24:18,720 Thay đổi cách nhìn 254 00:24:24,400 --> 00:24:25,720 Một bản nhạc tuyệt vời, phải không? 255 00:24:26,880 --> 00:24:29,640 Nhưng giả sử thính giác của bạn bị hạn chế. 256 00:24:29,640 --> 00:24:32,720 Sẽ ra sao nếu bạn không thể nghe thấy tần số thấp? 257 00:24:34,080 --> 00:24:35,880 Hay tần số cao? 258 00:24:37,640 --> 00:24:40,320 Các nhà thiên văn học cũng từng gặp tình huống tương tự như vậy. 259 00:24:41,080 --> 00:24:46,400 Mắt người chỉ nhạy với một phần nhỏ trong dãy bức xạ điện từ trong Vũ Trụ. 260 00:24:46,400 --> 00:24:50,400 Chúng ta không thể thấy ánh sáng có bước sóng ngắn hơn sóng tím, 261 00:24:50,400 --> 00:24:52,480 hay dài hơn sóng đỏ. 262 00:24:53,160 --> 00:24:56,320 Chúng ta không thể cảm nhận hết bản giao hưởng của Vũ Trụ. 263 00:24:58,160 --> 00:25:03,880 Hồng ngoại, hay bức xạ nhiệt, lần đầu tiên được phát hiện bởi William Herschel, vào năm 1800. 264 00:25:07,480 --> 00:25:10,560 Trong một căn phòng tối, bạn không thể nhìn thấy tôi được. 265 00:25:11,720 --> 00:25:15,960 Nhưng khi đeo kính hồng ngoại, bạn có thể "nhìn thấy" hơi ấm từ cơ thể của tôi. 266 00:25:18,100 --> 00:25:19,620 Tương tự như vậy, 267 00:25:19,620 --> 00:25:20,900 kính thiên văn hồng ngoại 268 00:25:20,900 --> 00:25:25,160 cho thấy nhiều thiên thể lạnh đến nỗi không thể phát ra ánh sáng nhìn thấy được, 269 00:25:25,160 --> 00:25:29,800 như những đám mây khí và bụi tối, nơi ra đời của nhiều ngôi sao và hành tinh. 270 00:25:38,880 --> 00:25:39,880 Qua nhiều thập kỷ, 271 00:25:39,920 --> 00:25:42,640 các nhà thiên văn học của ESO không ngừng khám phá Vũ Trụ 272 00:25:42,640 --> 00:25:44,560 trong bước sóng hồng ngoại. 273 00:25:45,120 --> 00:25:48,240 Nhưng bộ dò hồng ngoại đầu tiên khá nhỏ và do đó chúng có hiệu quả không cao. 274 00:25:48,600 --> 00:25:52,000 Chúng cho ta cái nhìn mờ nhạt về bầu trời hồng ngoại. 275 00:25:54,160 --> 00:25:58,120 Nhưng ngày nay máy ảnh hồng ngoại rất to lớn và mạnh mẽ. 276 00:25:58,720 --> 00:26:02,800 Chúng được làm lạnh với nhiệt độ rất thấp để gia tăng độ nhạy bén. 277 00:26:04,400 --> 00:26:09,240 Và Kính thiên văn Rất Lớn của ESO được thiết kế để tận dụng tối đa sức mạnh của chúng. 278 00:26:14,080 --> 00:26:20,960 Thực tế, một số thủ thuật công nghệ, như giao thoa, chỉ hoạt động trong ánh sáng hồng ngoại. 279 00:26:23,120 --> 00:26:27,560 Chúng ta đã mở rộng tầm nhìn của mình, cho thấy một Vũ Trụ trong ánh sáng đầy mới mẻ. 280 00:26:31,040 --> 00:26:37,440 Khối Blob tối này là một đám mây bụi Vũ Trụ. Nó che khuất nhiều ngôi sao ở đằng sau. 281 00:26:37,480 --> 00:26:41,960 Nhưng trong ánh sáng hồng ngoại, chúng ta có thể nhìn xuyên qua đám mây bụi. 282 00:26:43,840 --> 00:26:47,600 Và đây là Tinh vân Orion, một vườn ươm sao. 283 00:26:47,640 --> 00:26:52,480 Hầu hết các ngôi sao sơ sinh bị che khuất bởi mây bụi. 284 00:26:52,480 --> 00:26:58,160 Một lần nữa, với sự giúp đỡ của tia hồng ngoại, cho thấy các ngôi sao đang trong quá trình hình thành! 285 00:27:09,080 --> 00:27:13,160 Đến cuối đời, những ngôi sao giải phóng các lớp bong bóng khí. 286 00:27:13,160 --> 00:27:16,880 Một buổi trình diễn của Vũ Trụ trong bước sóng khả kiến 287 00:27:16,880 --> 00:27:21,000 -- nhưng ảnh chụp bằng tia hồng ngoại cho ta thấy nhiều chi tiết hơn. 288 00:27:23,280 --> 00:27:25,600 Đừng quên mấy ngôi sao và mây khí 289 00:27:25,600 --> 00:27:30,680 bị giữ lại bởi lỗ đen siêu khổng lồ trong trung tâm của thiên hà Milky Way. 290 00:27:30,720 --> 00:27:34,400 Không có máy ảnh hồng ngoại, chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng. 291 00:27:36,360 --> 00:27:37,720 Trong thiên hà khác, 292 00:27:37,720 --> 00:27:39,160 Nhiều nghiên cứu hồng ngoại 293 00:27:39,160 --> 00:27:42,720 đã cho thấy sự phân bố chính xác của các ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta. 294 00:27:45,920 --> 00:27:49,920 Các thiên hà xa nhất chỉ có thể được nghiên cứu trong bước sóng hồng ngoại. 295 00:27:49,920 --> 00:27:52,640 Ánh sáng của chúng đã bị dịch chuyển sang những bước sóng dài này 296 00:27:52,640 --> 00:27:54,880 do sự giãn nở của Vũ Trụ. 297 00:27:57,200 --> 00:28:01,640 Gần Đài thiên văn Paranal là một đỉnh núi nhỏ với một tòa nhà biệt lập trên đỉnh. 298 00:28:02,160 --> 00:28:05,880 Bên trong tòa nhà này là kính thiên văn VISTA có đường kính 4,1m. 299 00:28:06,280 --> 00:28:09,960 Được xây dựng bởi Vương quốc Anh, Quốc gia Thành viên thứ mười của ESO. 300 00:28:17,120 --> 00:28:20,640 Hiện tại, VISTA chỉ hoạt động trong bước sóng hồng ngoại. 301 00:28:20,640 --> 00:28:25,400 VISTA sử dụng một chiếc máy ảnh khổng lồ, nặng bằng một chiếc xe bán tải. 302 00:28:25,400 --> 00:28:31,960 Và tất nhiên, VISTA cho ta thấy nhiều khung cảnh ấn tượng của Vũ Trụ trong ánh sáng hồng ngoại. 303 00:28:33,320 --> 00:28:37,080 Kể từ khi ra đời, 50 năm về trước, ESO vẫn không ngừng nghiên cứu thiên văn trong ánh sáng khả kiến. 304 00:28:40,080 --> 00:28:43,240 Và nghiên cứu thiên văn học bằng hồng ngoại trong khoảng 30 năm. 305 00:28:48,480 --> 00:28:51,480 Nhưng có nhiều quãng âm khác trong bản giao hưởng Vũ Trụ. 306 00:28:53,160 --> 00:28:57,640 Nằm ở độ cao 5000m so với mực nước biển, trên dãy Andes ở Chile, 307 00:28:57,640 --> 00:28:59,800 là cao nguyên Chajnantor. 308 00:29:01,040 --> 00:29:04,160 Từ trước tới nay thiên văn học chưa từng leo cao đến thế này. 309 00:29:07,320 --> 00:29:10,160 Chajnantor là nhà của ALMA 310 00:29:11,200 --> 00:29:14,640 -- Tổ hợp Lớn quan sát sóng Mi-li-met/ hạ mi-li-met Atacama. 311 00:29:15,720 --> 00:29:17,560 Hiện ALMA vẫn đang được xây dựng. 312 00:29:17,600 --> 00:29:21,400 tại một nơi rất khắc nghiệt, và vô cùng khó thở! 313 00:29:24,360 --> 00:29:27,560 Tuy chỉ mới lắp đặt 10/66 ăng-ten, 314 00:29:27,560 --> 00:29:32,080 ALMA đã cho nhiều quan sát đầu tiên vào mùa thu năm 2011. 315 00:29:36,200 --> 00:29:42,600 Để quan sát sóng mi-li-met từ không gian, bạn cần một nơi cao và khô ráo. 316 00:29:42,640 --> 00:29:47,240 Chajnantor là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới dành cho việc này. 317 00:29:51,840 --> 00:29:57,440 Đám mây khí lạnh và bụi tối trở nên hữu hình trong một cặp thiên hà đang va chạm. 318 00:29:58,040 --> 00:30:02,880 Đây không phải là nơi ra đời của sao, mà là nơi chúng đang được nuôi dưỡng. 319 00:30:05,880 --> 00:30:09,560 Và những đường sóng xoắn ốc trong dòng chảy của một ngôi sao sắp chết 320 00:30:09,560 --> 00:30:12,640 -- phải chăng là do một hành tinh đang quay quanh nó? 321 00:30:17,040 --> 00:30:18,880 Bằng việc thay đổi cách chúng ta quan sát, 322 00:30:18,880 --> 00:30:23,080 chúng ta đang tiến đến gần nguồn gốc của hành tinh, sao và thiên hà. 323 00:30:23,560 --> 00:30:26,880 Trong bản giao hưởng hoàn thiện của Vũ Trụ. 324 00:30:37,999 --> 00:30:42,640 Tiếp cận Cộng đồng 325 00:30:44,640 --> 00:30:47,720 Stephane Guisard rất quý các vì sao. 326 00:30:48,440 --> 00:30:51,780 Cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi anh dành trọn tình cảm cho miền đất phía bắc Chile này. 327 00:30:52,280 --> 00:30:56,560 Đây là một trong số các địa điểm có khung cảnh bầu trời đẹp nhất thế giới. 328 00:30:57,620 --> 00:31:01,320 Và cũng chẳng có gì lạ khi anh cũng rất yêu quý Đài thiên văn phía Nam của châu Âu 329 00:31:01,320 --> 00:31:03,640 -- cánh cổng đưa châu Âu đến với Vũ Trụ. 330 00:31:04,760 --> 00:31:08,320 Stephane là một nhiếp ảnh gia tài giỏi và là một tác giả người Pháp. 331 00:31:10,240 --> 00:31:14,080 Anh cũng là một trong số nhiếp ảnh gia làm Đại sứ Hình ảnh của ESO. 332 00:31:18,760 --> 00:31:23,880 Trong nhiều bức ảnh ngoạn mục, anh chụp lại sự cô độc của sa mạc Atacama, 333 00:31:23,880 --> 00:31:26,920 sự hoàn hảo trong nền công nghệ cao của những chiếc kính thiên văn khổng lồ, 334 00:31:26,960 --> 00:31:30,640 và vẻ đẹp tráng lệ của bầu trời đêm. 335 00:31:38,440 --> 00:31:42,280 Cũng như bao người đồng nghiệp của anh làm đại sứ hình ảnh đến từ mọi nơi trên thế giới, 336 00:31:42,320 --> 00:31:45,640 Stephane giúp truyền tải một thông điệp của ESO. 337 00:31:47,160 --> 00:31:51,240 Thông điệp về sự tò mò, vẻ đẹp kỳ thú và cả nguồn cảm hứng, 338 00:31:51,240 --> 00:31:54,720 được truyền tải qua việc hợp tác và tiếp cận. 339 00:31:57,800 --> 00:32:01,360 Hợp tác luôn là nền tảng cho thành công của ESO. 340 00:32:01,560 --> 00:32:02,560 50 năm về trước, 341 00:32:02,720 --> 00:32:04,240 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu 342 00:32:04,280 --> 00:32:07,160 được thành lập bởi 5 nước thành viên: 343 00:32:07,160 --> 00:32:11,240 Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Thụy Điển. 344 00:32:11,640 --> 00:32:14,080 Không lâu sau, nhiều nước châu Âu khác cũng tham gia vào tổ chức. 345 00:32:14,400 --> 00:32:16,220 Đan Mạch tham gia vào năm 1967. 346 00:32:16,500 --> 00:32:18,520 Ý và Thụy Sĩ vào gia nhập vào năm 1982. 347 00:32:18,780 --> 00:32:20,380 Bồ Đào Nha tham gia vào năm 2001. 348 00:32:20,560 --> 00:32:23,040 Vương quốc Anh tham gia năm 2002. 349 00:32:23,600 --> 00:32:28,080 Qua hàng chục năm, Phần Lan, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Áo 350 00:32:28,080 --> 00:32:31,480 cũng gia nhập vào tổ chức thiên văn lớn nhất châu Âu này. 351 00:32:32,480 --> 00:32:36,200 Gần đây nhất, Brazil đã trở thành Quốc gia Thành viên thứ 15 của ESO, 352 00:32:36,240 --> 00:32:39,080 và là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên gia nhập. 353 00:32:39,480 --> 00:32:41,320 Ai biết tương lai sẽ mang đến điều gì? 354 00:32:42,280 --> 00:32:47,120 Cùng nhau, các Nước Thành viên cùng thực hiện nhiều nghiên cứu thiên văn học chất lượng nhất 355 00:32:47,160 --> 00:32:49,640 tại các đài thiên văn lớn nhất thế giới. 356 00:32:55,040 --> 00:32:57,200 Đây cũng là điều tốt cho nền kinh tế nữa. 357 00:32:58,040 --> 00:33:02,640 ESO hợp tác chặt chẽ với nhiều ngành công nghiệp, ở cả Châu Âu và Chile. 358 00:33:13,440 --> 00:33:15,840 Xây dựng đường vào cho các cơ sở. 359 00:33:16,760 --> 00:33:18,640 Tiến hành san lấp đỉnh núi. 360 00:33:20,160 --> 00:33:23,200 Tập đoàn công nghiệp AES của Ý 361 00:33:23,240 --> 00:33:27,440 xây dựng cấu trúc chính của bốn kính thiên văn VLT. 362 00:33:27,999 --> 00:33:32,560 Mỗi kính thiên văn nặng khoảng 430 tấn. 363 00:33:34,240 --> 00:33:40,080 Họ cũng xây dựng những chiếc tường bao khổng lồ, mỗi chiếc cao bằng một tòa nhà mười tầng. 364 00:33:42,880 --> 00:33:47,999 Công ty thuỷ tinh Schott của Đức đã tạo nên bốn chiếc gương VLT tinh tế 365 00:33:48,000 --> 00:33:52,240 -- với đường kính 8m và có độ dày chỉ 20cm. 366 00:33:53,400 --> 00:33:55,400 Tại REOSC ở Pháp, 367 00:33:55,400 --> 00:33:59,960 gương được đánh bóng với độ chính xác lên đến một phần triệu milimét, 368 00:33:59,960 --> 00:34:03,160 trước khi chúng bắt đầu chuyến hành trình dài đến Paranal. 369 00:34:08,200 --> 00:34:12,040 Trong khi đó, nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên khắp châu Âu 370 00:34:12,080 --> 00:34:15,720 phát triển nhiều máy ảnh và quang phổ kế nhạy bén. 371 00:34:17,640 --> 00:34:20,400 Kính thiên văn của ESO được xây dựng từ tiền thuế. 372 00:34:20,400 --> 00:34:21,800 Tiền của bạn. 373 00:34:21,880 --> 00:34:24,880 Do đó bạn cũng có thể tham gia khám phá cùng chúng tôi. 374 00:34:24,920 --> 00:34:30,080 Ví dụ, trang web của ESO là một nguồn thông tin thiên văn phong phú, 375 00:34:30,120 --> 00:34:33,560 bao gồm hàng ngàn hình ảnh và video thiên văn đẹp đẽ. 376 00:34:35,800 --> 00:34:39,600 Ngoài ra, ESO còn phát hành nhiều tạp chí, tin tức khoa học, 377 00:34:39,640 --> 00:34:44,240 và cả phim tài liệu cũng như bộ phim bạn đang xem này. 378 00:34:46,480 --> 00:34:48,080 Và khắp nơi trên thế giới, 379 00:34:48,080 --> 00:34:53,880 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu cũng đóng góp cho nhiều triển lãm thiên văn và hội chợ khoa học. 380 00:34:58,960 --> 00:35:03,560 Có vô vàn cách để tham gia khám phá Vũ Trụ! 381 00:35:05,640 --> 00:35:08,960 Bạn có biết tên của bốn kính thiên văn VLT 382 00:35:08,960 --> 00:35:11,560 được đặt bởi một cô bé người Chile? 383 00:35:12,240 --> 00:35:14,880 Jorssy Albanez Castilla, 17 tuổi 384 00:35:14,880 --> 00:35:19,840 đã đề xuất tên Antu, Kueyen, Melipal và Yepun 385 00:35:19,880 --> 00:35:26,320 -- có nghĩa là Mặt Trời, Mặt Trăng, Nam Thập Tự và Sao Kim trong tiếng Mapuche. 386 00:35:27,200 --> 00:35:31,320 Thu hút sự quan tâm của học sinh và sinh viên như Jorssy là một điều quan trọng. 387 00:35:32,880 --> 00:35:36,160 Đó là nơi nhiều hoạt động giáo dục của ESO hướng đến, 388 00:35:36,520 --> 00:35:39,800 chẳng hạn như bài tập vận dụng của học sinh và bài giảng lên lớp. 389 00:35:41,960 --> 00:35:46,120 Khi Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời vào năm 2004, 390 00:35:46,160 --> 00:35:50,560 một chương trình đặc biệt tại châu Âu đã được tổ chức cho học sinh và giáo viên. 391 00:35:53,400 --> 00:35:58,000 Và vào năm 2009, hưởng ứng Năm Thiên văn Quốc tế, 392 00:35:58,040 --> 00:36:02,880 ESO đã đón tiếp hàng triệu học sinh và sinh viên trên toàn thế giới. 393 00:36:02,880 --> 00:36:07,320 Xét cho cùng, trẻ em hôm nay chính là các nhà thiên văn học tương lai. 394 00:36:12,320 --> 00:36:16,960 Nhưng về mặt tiếp cận, không có gì đánh bại được Vũ Trụ. 395 00:36:24,320 --> 00:36:26,800 Thiên văn học là một ngành khoa học trực quan. 396 00:36:26,800 --> 00:36:33,080 Hình ảnh của các thiên hà, cụm sao và vườn ươm sao thổi bùng trí tưởng tượng của chúng ta. 397 00:36:37,800 --> 00:36:39,320 Khi không tiến hành quan sát khoa học, 398 00:36:39,320 --> 00:36:44,080 Kính thiên văn của ESO đôi khi được sử dụng cho Chương trình Mảnh ngọc của Vũ Trụ 399 00:36:44,080 --> 00:36:49,160 -- chụp những bức ảnh chỉ dành cho việc giáo dục và tiếp cận cộng đồng. 400 00:36:57,000 --> 00:37:00,680 Sau tất cả, một bức ảnh đáng giá ngàn lời. 401 00:37:03,880 --> 00:37:08,320 Công chúng thậm chí còn có thể tham gia tạo nên nhiều bức ảnh đầy hấp dẫn, 402 00:37:08,320 --> 00:37:11,000 thông qua cuộc thi Truy tìm Kho báu. 403 00:37:14,160 --> 00:37:20,560 Nhà thiên văn học nghiệp dư người Nga, Igor Chekalin đã giành chiến thắng trong cuộc thi vào năm 2010. 404 00:37:22,080 --> 00:37:26,080 Những hình ảnh tuyệt vời của anh được dựa trên dữ liệu khoa học thật. 405 00:37:31,840 --> 00:37:34,840 Các quốc gia thành viên, ngành công nghiệp cùng nhiều trường đại học. 406 00:37:34,840 --> 00:37:37,640 Bằng cách hợp tác trên mọi cấp độ, 407 00:37:37,640 --> 00:37:42,640 ESO đã trở thành một trong những tổ chức thiên văn thành công nhất trên thế giới. 408 00:37:43,040 --> 00:37:48,040 Và thông qua sự tham gia của tổ chức với công chúng, bạn được mời tham gia vào chuyến du hành. 409 00:37:48,080 --> 00:37:51,160 Vũ Trụ đang chờ đón bạn để cùng khám phá. 410 00:37:57,680 --> 00:38:04,480 Bắt lấy Ánh sáng 411 00:38:09,920 --> 00:38:11,480 Trong suốt 50 năm, 412 00:38:11,480 --> 00:38:16,880 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu không ngừng cho ta thấy vẻ đẹp tráng lệ của Vũ Trụ. 413 00:38:23,040 --> 00:38:25,440 Mưa ánh sao đổ xuống Trái Đất. 414 00:38:27,200 --> 00:38:30,400 Kính thiên văn khổng lồ bắt các hạt photon từ Vũ Trụ, 415 00:38:30,440 --> 00:38:34,320 và đưa chúng đến những chiếc máy ảnh và quang phổ kế hiện đại. 416 00:38:37,160 --> 00:38:41,960 Ảnh thiên văn ngày nay khác hơn nhiều so với thập niên 1960. 417 00:38:43,400 --> 00:38:46,520 Khi ESO mới thành lập, quay lại năm 1962, 418 00:38:46,520 --> 00:38:50,480 các nhà thiên văn học từng sử dụng những tấm đĩa nhiếp ảnh lớn bằng thuỷ tinh. 419 00:38:51,480 --> 00:38:56,120 Chúng có độ nhạy thấp, thiếu chính xác và khó xử lý. 420 00:39:00,600 --> 00:39:04,280 Các máy dò điện tử ngày nay đã tạo nên sự khác biệt! 421 00:39:04,960 --> 00:39:07,880 Chúng bắt hầu hết mọi hạt photon. 422 00:39:08,400 --> 00:39:11,200 Hình ảnh thu được có sẵn ngay lập tức. 423 00:39:11,240 --> 00:39:13,320 Và quan trọng nhất, 424 00:39:13,320 --> 00:39:17,320 chúng có thể được xử lý và phân tích bằng phần mềm máy tính. 425 00:39:17,920 --> 00:39:21,600 Thiên văn học đã thực sự trở thành một ngành khoa học kỹ thuật số. 426 00:39:27,900 --> 00:39:30,220 Kính thiên văn của ESO sử dụng 427 00:39:30,220 --> 00:39:33,840 nhiều máy dò nhạy nhất và lớn nhất thế giới. 428 00:39:33,840 --> 00:39:40,840 Trong số đó, máy ảnh của VISTA có ít nhất 16 máy dò, với tổng độ phân giải lên đến 67 triệu pixel. 429 00:39:43,080 --> 00:39:48,160 Cỗ máy khổng lồ này chụp ánh sáng hồng ngoại từ đám mây bụi Vũ Trụ, 430 00:39:48,200 --> 00:39:49,520 các ngôi sao sơ sinh 431 00:39:49,520 --> 00:39:52,600 và nhiều thiên hà xa xôi. 432 00:39:59,880 --> 00:40:05,600 Heli lỏng giữ máy dò ở nhiệt độ -269 độ. 433 00:40:05,600 --> 00:40:09,320 VISTA lưu giữ một kho tàng của bầu trời phương nam, 434 00:40:09,320 --> 00:40:13,040 giống như một nhà thám hiểm đang khảo sát một vùng đất chưa hề biết đến. 435 00:40:15,640 --> 00:40:19,080 Kính thiên văn Khảo sát VLT là một cỗ máy thăm dò khác, 436 00:40:19,120 --> 00:40:22,040 nhưng cái này hoạt động ở bước sóng khả kiến. 437 00:40:27,960 --> 00:40:31,880 Máy ảnh của kính, có tên là OmegaCAM, thậm chí còn lớn hơn nữa. 438 00:40:32,520 --> 00:40:37,480 32 CCD hợp lại để tạo nên nhiều bức ảnh thiên văn ngoạn mục 439 00:40:37,480 --> 00:40:42,480 với độ phân giải cực khủng lên đến 268 triệu pixel. 440 00:40:44,680 --> 00:40:47,999 Phạm vi quan sát lên đến một độ vuông 441 00:40:48,000 --> 00:40:51,360 -- lớn gấp bốn lần đĩa Trăng Tròn. 442 00:40:53,520 --> 00:40:58,040 OmegaCAM tạo 50 gigabyte dữ liệu mỗi đêm. 443 00:40:59,400 --> 00:41:02,160 Và đây là những gigabyte tuyệt đẹp. 444 00:41:05,800 --> 00:41:09,200 Kính thiên văn khảo sát như VISTA và VST 445 00:41:09,200 --> 00:41:12,920 cũng khai thác nhiều thiên thể hiếm có và hấp dẫn trên bầu trời. 446 00:41:13,360 --> 00:41:17,240 Sau đó các nhà thiên văn học sử dụng tối đa sức mạnh của VLT 447 00:41:17,240 --> 00:41:20,880 để nghiên cứu thiên thể đó với độ chi tiết cực đại. 448 00:41:23,320 --> 00:41:25,760 Mỗi đơn vị kính thiên văn VLT 449 00:41:25,760 --> 00:41:28,200 sở hữu bộ thiết bị độc đáo của riêng mình, 450 00:41:28,200 --> 00:41:31,200 mỗi kính đều có thế mạnh riêng. 451 00:41:31,999 --> 00:41:39,200 Nếu không có những thiết bị này, đôi mắt khổng lồ của ESO sẽ chẳng thể dùng được. 452 00:41:40,280 --> 00:41:46,920 Chúng cũng có nhiều tên gọi mĩ miều như ISAAC, FLAMES, HAWK-I và SINFONI. 453 00:41:47,800 --> 00:41:52,400 Những cỗ máy công nghệ cao khổng lồ, mỗi cái có kích thước bằng một chiếc ô tô nhỏ. 454 00:41:54,200 --> 00:41:55,760 Mục đích của chúng: 455 00:41:55,760 --> 00:42:00,920 để ghi lại các hạt photon từ Vũ Trụ và khôi phục mọi thông tin. 456 00:42:03,240 --> 00:42:07,840 Tất cả các thiết bị tại đây là độc nhất, nhưng một số cái có vài nét đặc biệt hơn. 457 00:42:08,120 --> 00:42:14,360 Ví dụ, NACO và SINFONI sử dụng hệ thống quang học thích ứng của VLT. 458 00:42:17,920 --> 00:42:20,840 Chùm tia laser tạo nên những ngôi sao nhân tạo 459 00:42:20,840 --> 00:42:24,600 giúp các nhà thiên văn học chỉnh sửa độ biến dạng hình ảnh trong bầu khí quyển. 460 00:42:30,760 --> 00:42:35,360 Hình ảnh của NACO có độ sắc nét như thể chúng được chụp từ ngoài không gian. 461 00:42:38,080 --> 00:42:43,720 Và kế đến là MIDI và AMBER. Hai thiết bị giao thoa. 462 00:42:45,160 --> 00:42:49,720 Tại đây, sóng ánh sáng từ hai hoặc nhiều kính thiên văn được kết hợp lại với nhau, 463 00:42:49,720 --> 00:42:53,120 trông như chúng được chụp bởi một tấm gương đơn lẻ khổng lồ. 464 00:42:55,560 --> 00:42:56,920 Kết quả: 465 00:42:57,320 --> 00:42:59,800 Một góc nhìn sắc nét nhất mà bạn có thể tưởng tượng. 466 00:43:03,760 --> 00:43:06,720 Nhưng thiên văn học đâu chỉ toàn chụp ảnh. 467 00:43:06,760 --> 00:43:08,480 Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu thêm, 468 00:43:08,480 --> 00:43:12,400 bạn phải tách ánh sao và nghiên cứu thành phần của nó. 469 00:43:15,360 --> 00:43:19,080 Quang phổ học là một trong số công cụ mạnh nhất của thiên văn học. 470 00:43:24,800 --> 00:43:29,120 Không có gì ngạc nhiên khi ESO được biết đến với việc sở hữu nhiều quang phổ kế tiên tiến nhất thế giới, 471 00:43:29,160 --> 00:43:31,640 như cỗ máy X-Shooter mạnh mẽ. 472 00:43:32,240 --> 00:43:37,240 Ảnh chụp thì mang đến cảnh đẹp, nhưng quang phổ thì lại tiết lộ nhiều thông tin hơn. 473 00:43:41,560 --> 00:43:42,840 Về thành phần. 474 00:43:43,920 --> 00:43:45,160 Chuyển động. 475 00:43:46,080 --> 00:43:47,360 Tuổi đời. 476 00:43:53,480 --> 00:43:58,000 Bầu khí quyển của ngoại hành tinh, quay quanh những vì sao xa xôi. 477 00:44:01,520 --> 00:44:05,680 Hoặc các thiên hà sơ sinh ở rìa Vũ Trụ khả kiến. 478 00:44:08,660 --> 00:44:10,660 Nếu không có quang phổ, 479 00:44:10,660 --> 00:44:14,480 chúng ta chỉ là những nhà thám hiểm chỉ biết thưởng ngoạn vẻ đẹp bề ngoài của khung cảnh. 480 00:44:14,920 --> 00:44:16,360 Với quang phổ, 481 00:44:16,360 --> 00:44:21,360 chúng ta biết được về địa hình, địa chất, tiến hóa và thành phần của vùng đất đó. 482 00:44:31,160 --> 00:44:32,999 Và còn một điều nữa. 483 00:44:36,999 --> 00:44:41,880 Mặc dù mang một vẻ đẹp thanh bình, Vũ Trụ lại là một nơi hung bạo. 484 00:44:43,920 --> 00:44:45,800 Mọi thứ trở nên tồi tệ trong màn đêm, 485 00:44:45,800 --> 00:44:49,640 và các nhà thiên văn học muốn nắm bắt từng sự kiện. 486 00:44:53,400 --> 00:44:58,680 Nhiều ngôi sao khổng lồ kết thúc cuộc sống của chúng trong vụ nổ supernova cực mạnh. 487 00:45:04,600 --> 00:45:07,480 Một vài vụ nổ trong Vũ Trụ mạnh đến nỗi 488 00:45:07,520 --> 00:45:11,040 có độ sáng còn lớn hơn cả một thiên hà, 489 00:45:11,040 --> 00:45:16,240 bắn ngập tràn vào không gian liên thiên hà với các tia gamma vô hình, mang năng lượng cao. 490 00:45:18,200 --> 00:45:24,120 Kính thiên văn robot nhỏ phản ứng với cảnh báo tự động từ vệ tinh. 491 00:45:24,600 --> 00:45:30,800 Chúng hướng đến mục tiêu chỉ trong vài giây để nghiên cứu hậu quả từ các vụ nổ này. 492 00:45:32,120 --> 00:45:35,920 Một số kính thiên văn robot khác tập trung vào sự kiện ít kịch tính hơn, 493 00:45:35,920 --> 00:45:40,000 chẳng hạn như các hành tinh đi ngang qua ngôi sao mẹ. 494 00:45:42,800 --> 00:45:46,400 Vũ Trụ không ngừng trải qua nhiều thăng trầm. 495 00:45:46,440 --> 00:45:50,080 ESO cố gắng không bỏ lỡ một nhịp đập nào. 496 00:45:51,999 --> 00:45:55,999 Vũ Trụ học là ngành học nghiên cứu về Vũ Trụ nói chung. 497 00:45:56,000 --> 00:46:00,440 Cấu trúc, sự tiến hóa và nguồn gốc của nó. 498 00:46:04,360 --> 00:46:08,960 Tại đây, bắt càng nhiều ánh sáng càng tốt là điều cốt yếu. 499 00:46:09,320 --> 00:46:14,640 Nhiều thiên hà có khoảng cách xa đến nỗi chỉ có một lượng nhỏ photon chạm tới Trái Đất. 500 00:46:17,080 --> 00:46:20,520 Nhưng các hạt photon này lại nắm giữ nhiều manh mối về quá khứ của Vũ Trụ. 501 00:46:22,320 --> 00:46:24,760 Chúng đã du hành suốt hàng tỷ năm. 502 00:46:25,160 --> 00:46:28,840 Vẽ nên một bức tranh về những ngày đầu đời của Vũ Trụ. 503 00:46:29,240 --> 00:46:34,160 Đó là lý do tại sao kính thiên văn lớn và máy dò nhạy bén rất quan trọng. 504 00:46:35,320 --> 00:46:37,440 Trong năm mươi năm qua, 505 00:46:37,440 --> 00:46:41,920 Kính thiên văn ESO đã phát hiện một số thiên hà và quasar có khoảng cách xa nhất 506 00:46:41,920 --> 00:46:43,960 từng được quan sát. 507 00:46:47,360 --> 00:46:51,320 Chúng thậm chí còn giúp phát hiện ra sự phân bố của vật chất tối, 508 00:46:51,360 --> 00:46:53,920 với bản chất vẫn còn là một điều bí ẩn. 509 00:47:00,560 --> 00:47:04,360 Ai biết được năm mươi năm sau sẽ mang đến điều gì? 510 00:47:10,320 --> 00:47:15,000 Truy tìm Sự sống 511 00:47:17,520 --> 00:47:20,480 Đã bao giờ bạn tự hỏi về sự sống ở đâu đó trong Vũ Trụ? 512 00:47:20,480 --> 00:47:23,600 Hành tinh có sự sống quay quanh các vì sao xa xôi? 513 00:47:23,600 --> 00:47:26,520 Các nhà thiên văn học cũng nghĩ vậy - qua hàng thế kỷ. 514 00:47:26,520 --> 00:47:30,960 Thực tế, có rất nhiều thiên hà, và mỗi thiên hà chứa rất nhiều ngôi sao, 515 00:47:30,960 --> 00:47:33,160 Làm sao Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống được? 516 00:47:34,520 --> 00:47:39,120 Vào năm 1995, nhà thiên văn học người Thụy Sĩ Michel Mayor và Didier Queloz 517 00:47:39,120 --> 00:47:43,680 là những người đầu tiên phát hiện một ngoại hành tinh quay quanh một ngôi sao bình thường. 518 00:47:44,000 --> 00:47:48,480 Kể từ đó, nhiều thợ săn hành tinh đã tìm thấy hàng trăm thế giới xa tít ở ngoài không gian. 519 00:47:48,480 --> 00:47:53,800 Lớn và nhỏ, nóng và lạnh, và với nhiều quỹ đạo khác nhau. 520 00:47:54,600 --> 00:47:58,800 Hiện tại, chúng ta đang truy tìm chị em sinh đôi của Trái Đất. 521 00:47:59,040 --> 00:48:02,160 Và trong tương lai: tìm thấy một hành tinh có sự sống 522 00:48:02,160 --> 00:48:05,040 -- mục tiêu đầy thử thách của các nhà sinh học Vũ Trụ. 523 00:48:11,560 --> 00:48:15,080 Đài thiên văn phía Nam của châu Âu đóng một vai trò quan trọng 524 00:48:15,080 --> 00:48:17,320 trong việc tìm kiếm ngoại hành tinh. 525 00:48:18,200 --> 00:48:22,560 Nhóm của Michel Mayor đã phát hiện hàng trăm hành tinh tại Cerro La Silla, 526 00:48:22,560 --> 00:48:25,880 Cơ sở đầu tiên của ESO. 527 00:48:26,680 --> 00:48:28,880 Đây là quang phổ kế CORALIE, 528 00:48:28,880 --> 00:48:32,120 gắn trên Kính thiên văn Leonhard Euler của Thụy Sĩ. 529 00:48:33,840 --> 00:48:39,800 Nó đo những dao động nhỏ của ngôi sao, gây ra bởi lực hấp dẫn của hành tinh quay quanh chúng. 530 00:48:40,000 --> 00:48:46,520 Kính thiên văn 3,6 m nổi tiếng của ESO cũng đang săn lùng ngoại hành tinh. 531 00:48:47,760 --> 00:48:51,320 Quang phổ kế HARPS là thiết bị có độ chính xác cao nhất trên thế giới. 532 00:48:51,320 --> 00:48:55,560 Cho đến nay, HARPS đã phát hiện hơn 150 hành tinh. 533 00:49:00,600 --> 00:49:02,360 Chiến công vang dội nhất của HARPS: 534 00:49:02,360 --> 00:49:08,680 một hệ sao chứa ít nhất là 5 và có thể lên đến 7 ngoại hành tinh. 535 00:49:20,160 --> 00:49:22,560 Nhưng có nhiều cách khác để truy tìm ngoại hành tinh. 536 00:49:30,760 --> 00:49:37,360 Vào năm 2006, kính thiên văn Đan Mạch 1,5 m đã giúp khám phá một hành tinh 537 00:49:37,360 --> 00:49:40,360 chỉ lớn hơn Trái Đất năm lần. 538 00:49:44,160 --> 00:49:48,160 Bằng cách nào ư? Sử dụng phương pháp khuếch đại hấp dẫn. 539 00:49:48,880 --> 00:49:54,160 Hành tinh và ngôi sao mẹ của nó đi ngang qua một ngôi sao sáng hơn ở phía sau, 540 00:49:54,160 --> 00:49:56,320 phóng đại hình ảnh của nó. 541 00:49:58,120 --> 00:50:03,280 Và trong một vài trường hợp, bạn thậm chí có thể chụp được ngoại hành tinh bằng máy ảnh. 542 00:50:06,720 --> 00:50:13,240 Vào năm 2004, NACO, máy ảnh quang học thích ứng gắn trên Kính thiên văn Rất Lớn, 543 00:50:13,240 --> 00:50:17,240 đã chụp được hình ảnh đầu tiên của một ngoại hành tinh. 544 00:50:17,240 --> 00:50:23,040 Dấu chấm màu đỏ trong bức ảnh này là một hành tinh khổng lồ quay quanh một sao lùn nâu. 545 00:50:26,560 --> 00:50:31,640 Vào năm 2010, NACO đã tiến thêm một bước xa hơn. 546 00:50:33,160 --> 00:50:37,320 Ngôi sao này cách Trái Đất 130 năm ánh sáng. 547 00:50:37,320 --> 00:50:43,600 Nó trẻ hơn và sáng hơn Mặt Trời và có bốn hành tinh quay quanh với quỹ đạo rộng. 548 00:50:45,720 --> 00:50:50,960 Tầm nhìn rộng như mắt đại bàng của NACO cho phép đo đạc ánh sáng của hành tinh c 549 00:50:50,960 --> 00:50:55,480 -- một khối khí khổng lồ lớn gấp mười lần Sao Mộc. 550 00:50:56,840 --> 00:50:59,440 Dẫu ánh sáng của ngôi sao mẹ có chói loá đến đâu, 551 00:50:59,440 --> 00:51:03,440 ánh sáng yếu ớt của hành tinh vẫn có thể được kéo dài thành một dãy quang phổ, 552 00:51:03,440 --> 00:51:06,400 tiết lộ chi tiết về bầu khí quyển. 553 00:51:08,080 --> 00:51:14,680 Ngày nay, nhiều ngoại hành tinh được phát hiện khi chúng quá cảnh ngang qua ngôi sao chủ. 554 00:51:14,760 --> 00:51:18,040 Nếu chúng ta tình cờ thấy quỹ đạo của hành tinh, 555 00:51:18,040 --> 00:51:21,400 theo chu kỳ hành tinh sẽ quá cảnh qua phía trước ngôi sao. 556 00:51:21,400 --> 00:51:25,880 Do đó, ánh sáng nhỏ bé của nó chìm vào ánh sáng chói loà của ngôi sao 557 00:51:25,880 --> 00:51:29,320 che khuất sự hiện diện của một hành tinh quay quanh nó. 558 00:51:31,760 --> 00:51:36,600 Kính thiên văn TRAPPIST tại La Silla sẽ giúp tìm kiếm những đường đi khó nắm bắt này. 559 00:51:37,240 --> 00:51:38,560 Trong khi đó, 560 00:51:38,560 --> 00:51:45,120 Kính thiên văn Rất Lớn đã nghiên cứu một hành tinh quá cảnh một cách chi tiết. 561 00:51:45,920 --> 00:51:53,840 Đây là GJ1214b, một siêu Trái Đất lớn gấp 2,6 lần hành tinh của chúng ta. 562 00:51:55,920 --> 00:52:01,800 Trong quá trình quá cảnh, bầu khí quyển của hành tinh hấp thụ một phần ánh sáng từ ngôi sao chủ. 563 00:52:06,080 --> 00:52:11,760 Quang phổ kế FORS nhạy bén của ESO tiết lộ rằng GJ1214b 564 00:52:11,760 --> 00:52:16,000 có khả năng là một thế giới nóng và đầy hơi ẩm như một lò xông hơi. 565 00:52:18,600 --> 00:52:23,080 Khối cầu khí khổng lồ và thế giới nóng như lò hơi ấy lại không thích hợp cho sự sống. 566 00:52:23,080 --> 00:52:25,840 Nhưng cuộc săn lùng vẫn chưa kết thúc. 567 00:52:26,800 --> 00:52:31,640 Sắp tới, thiết bị mới có tên SPHERE sẽ được lắp đặt tại VLT. 568 00:52:31,680 --> 00:52:37,080 SPHERE có khả năng phát hiện nhiều hành tinh mờ nhạt chìm trong ánh sáng chói loá của ngôi sao chủ. 569 00:52:38,400 --> 00:52:44,120 Vào năm 2016, quang phổ kế ESPRESSO sẽ đến VLT 570 00:52:44,120 --> 00:52:48,120 và có độ chính xác vượt xa cả thiết bị HARPS hiện tại. 571 00:52:49,760 --> 00:52:53,840 Và Kính thiên văn Cực Lớn của ESO, khi hoàn thành, 572 00:52:53,840 --> 00:52:57,800 cũng có thể tìm thấy bằng chứng về sinh quyển ngoài Trái Đất. 573 00:53:05,160 --> 00:53:08,080 Trên Trái Đất, sự sống rất phong phú. 574 00:53:09,720 --> 00:53:12,980 Vùng đất Bắc Chile là nhà của thần ưng Andes, 575 00:53:12,980 --> 00:53:15,920 lạc đà vicuñas, chuột vizcachas 576 00:53:15,920 --> 00:53:17,920 và nhiều giống xương rồng khổng lồ. 577 00:53:20,680 --> 00:53:25,320 Ngay cả nắm đất khô cằn của sa mạc Atacama chứa đến vô số vi sinh vật. 578 00:53:29,600 --> 00:53:33,960 Chúng ta đã phát hiện nhiều khối vật liệu của sự sống trong không gian liên sao. 579 00:53:35,000 --> 00:53:37,800 Chúng ta đã biết được về sự đa dạng của hành tinh. 580 00:53:41,800 --> 00:53:46,840 Hàng tỷ năm về trước, sao chổi đã mang nước và các phân tử hữu cơ đến Trái Đất. 581 00:53:49,240 --> 00:53:52,960 Đó có phải là điều chúng ta mong đợi sẽ xảy đến tại một nơi nào đó trong Vũ Trụ? 582 00:53:58,440 --> 00:54:00,200 Hay chúng ta chỉ là những con người đơn độc? 583 00:54:01,800 --> 00:54:03,840 Đó là câu hỏi hóc búa nhất từ ​​trước đến nay. 584 00:54:05,160 --> 00:54:08,200 Và câu trả lời là gần như trong tầm tay. 585 00:54:18,697 --> 00:54:24,816 Xây dựng Khổng lồ 586 00:54:29,320 --> 00:54:32,240 Thiên văn là một ngành khoa học lớn. 587 00:54:34,800 --> 00:54:36,817 Có cả một Vũ Trụ rộng lớn ở ngoài kia 588 00:54:36,842 --> 00:54:41,000 và để khám phá Vũ Trụ, đòi hỏi phải có nhiều thiết bị khổng lồ. 589 00:54:45,760 --> 00:54:50,519 Đây là kính thiên văn phản xạ Hale 5m nằm trên Núi Palomar. 590 00:54:50,544 --> 00:54:55,470 Khi Đài thiên văn phía Nam của châu Âu chỉ vừa mới thành lập, 50 năm về trước, 591 00:54:55,495 --> 00:54:58,600 Hale từng là kính thiên văn lớn nhất thế giới. 592 00:55:00,175 --> 00:55:05,455 Và giờ đây, Kính thiên văn Rất Lớn của ESO tại núi Cerro Paranal là đỉnh cao của công nghệ. 593 00:55:06,299 --> 00:55:09,212 Là đài thiên văn mạnh nhất trong lịch sử, 594 00:55:09,237 --> 00:55:13,080 không ngừng cho ta thấy toàn bộ sự lộng lẫy của Vũ Trụ. 595 00:55:15,720 --> 00:55:20,089 Nhưng các nhà thiên văn học mong muốn có nhiều thiết bị lớn hơn nữa. 596 00:55:20,114 --> 00:55:23,360 Và ESO đang hiện thực hoá ước mơ của họ. 597 00:55:37,822 --> 00:55:40,142 San Pedro de Atacama. 598 00:55:41,424 --> 00:55:45,410 Ẩn mình giữa khung cảnh hùng vĩ của tự nhiên, 599 00:55:45,435 --> 00:55:49,484 thị trấn đẹp như tranh này là quê hương của người dân bản địa Atacameños 600 00:55:49,509 --> 00:55:52,040 và là nơi hấp dẫn dành cho những người thích phiêu lưu. 601 00:55:54,280 --> 00:55:58,080 Và kể cả các nhà thiên văn học và kỹ thuật viên của ESO. 602 00:56:03,400 --> 00:56:07,696 Cách San Pedro không xa, cỗ máy mơ ước thứ nhất của ESO đang được hoàn thiện. 603 00:56:07,721 --> 00:56:13,080 Được gọi là ALMA - Tổ hợp Lớn quan sát sóng Mi-li-met/hạ mi-li-met Atacama. 604 00:56:14,160 --> 00:56:19,491 ALMA là dự án hợp tác giữa châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. 605 00:56:19,889 --> 00:56:23,057 Nó hoạt động như một thấu kính phóng đại khổng lồ. 606 00:56:23,082 --> 00:56:28,076 Đặt gần nhau, 66 ăng-ten mang đến một góc nhìn rộng. 607 00:56:28,101 --> 00:56:33,838 Nhưng khi trải rộng ra, ALMA mang đến góc nhìn của một khu vực nhỏ hơn trên bầu trời với chi tiết rõ nét hơn. 608 00:56:35,760 --> 00:56:40,643 Ở bước sóng hạ mi-li-met, ALMA quan sát Vũ Trụ trong một loại ánh sáng khác. 609 00:56:40,668 --> 00:56:42,120 Nhưng chúng sẽ cho ta thấy thứ gì? 610 00:56:43,663 --> 00:56:49,160 Sự ra đời của thiên hà đầu tiên trong Vũ Trụ, khi Big Bang thức tỉnh. 611 00:56:51,880 --> 00:56:54,746 Những đám mây phân tử bụi bặm và lạnh lẽo 612 00:56:54,771 --> 00:56:58,600 -- vườn ươm sao, nơi mặt trời cùng nhiều hành tinh mới được sinh ra. 613 00:57:02,200 --> 00:57:04,760 Và: hóa học Vũ Trụ. 614 00:57:08,560 --> 00:57:13,560 ALMA sẽ theo dõi những phân tử hữu cơ -- khối vật liệu của sự sống. 615 00:57:17,680 --> 00:57:21,480 Việc xây dựng ăng-ten cho ALMA đang trong giai đoạn hoàn chỉnh. 616 00:57:22,440 --> 00:57:26,095 Hai thiết bị vận chuyển khổng lồ, có tên là Otto và Lore, 617 00:57:26,120 --> 00:57:30,101 đưa những ăng-ten đã hoàn thiện lên cao nguyên Chajnantor. 618 00:57:36,200 --> 00:57:38,286 Ở độ cao 5000m so với mực nước biển, 619 00:57:38,311 --> 00:57:42,399 tổ hợp này mang đến một cái nhìn mới mẻ về Vũ Trụ trong bước sóng vi-ba. 620 00:57:49,662 --> 00:57:51,688 Trong khi ALMA sắp hoàn thành, 621 00:57:51,713 --> 00:57:55,961 Cỗ máy mơ ước tiếp theo của ESO phải mất thêm vài năm nữa. 622 00:57:55,986 --> 00:57:57,868 Bạn có thấy ngọn núi ở kia không? 623 00:57:57,893 --> 00:58:00,160 Đó là núi Cerro Armazones. 624 00:58:02,320 --> 00:58:04,048 Cách Đài thiên văn Paranal không xa, 625 00:58:04,073 --> 00:58:09,286 đây sẽ là nhà của chiếc kính thiên văn lớn nhất trong lịch sử nhân loại. 626 00:58:09,659 --> 00:58:14,080 Đây là Kính thiên văn Cực Lớn châu Âu. 627 00:58:14,520 --> 00:58:17,240 Đại thần nhãn của thế giới trông nom bầu trời 628 00:58:22,000 --> 00:58:25,500 Được trang bị chiếc gương có đường kính gần 40m. 629 00:58:25,525 --> 00:58:30,465 E-ELT dễ dàng đánh bật mọi kính thiên văn thế hệ trước. 630 00:58:32,838 --> 00:58:36,198 Gần 800 phân đoạn gương được điều khiển bằng máy tính. 631 00:58:37,917 --> 00:58:41,930 Hệ thống quang học phức tạp mang đến hình ảnh sắc nét nhất có thể. 632 00:58:44,510 --> 00:58:47,317 Một mái vòm cao bằng tháp chuông của nhà thờ. 633 00:58:52,520 --> 00:58:56,844 E-ELT là một cỗ máy siêu việt. 634 00:59:00,167 --> 00:59:04,647 Nhưng kỳ quan thực sự vẫn chính là Vũ Trụ bao la ở ngoài kia. 635 00:59:10,120 --> 00:59:14,415 E-ELT sẽ cho ta thấy các hành tinh quay xung quanh ngôi sao khác. 636 00:59:18,160 --> 00:59:22,384 Quang phổ kế của kính sẽ do thám bầu khí quyển của những thế giới xa xôi này, 637 00:59:22,409 --> 00:59:24,520 tìm kiếm dấu hiệu của sự sống. 638 00:59:28,320 --> 00:59:33,969 Xa hơn nữa, E-ELT sẽ nghiên cứu nhiều ngôi sao riêng lẻ trong thiên hà khác. 639 00:59:33,994 --> 00:59:38,480 Cuộc gặp gỡ đầu tiên của cư dân ở thành phố lân cận. 640 00:59:39,706 --> 00:59:42,181 Hoạt động như một cỗ máy thời gian Vũ Trụ, 641 00:59:42,206 --> 00:59:45,845 chiếc kính thiên văn khổng lồ này cho phép chúng ta nhìn lại hàng tỷ năm, 642 00:59:45,870 --> 00:59:47,800 để tìm hiểu xem mọi thứ bắt đầu như thế nào. 643 00:59:51,680 --> 00:59:55,461 Và nó có thể giải quyết nhiều bí ẩn về sự gia tốc của Vũ Trụ 644 00:59:55,486 --> 00:59:59,955 - một điều bí ẩn đang đẩy các thiên hà ra xa nhau 645 00:59:59,980 --> 01:00:02,040 ngày càng nhanh hơn. 646 01:00:13,960 --> 01:00:18,320 Thiên văn học là một ngành khoa học lớn, và là ngành khoa học của những bí ẩn vĩ đại. 647 01:00:18,628 --> 01:00:20,195 Có sự sống ngoài Trái Đất không? 648 01:00:20,354 --> 01:00:22,160 Nguồn gốc của Vũ Trụ là gì? 649 01:00:23,358 --> 01:00:28,345 Chiếc kính thiên văn khổng lồ của ESO sẽ giúp chúng ta trả lời những thắc mắc đó. 650 01:00:28,370 --> 01:00:31,994 Chúng ta vẫn chưa đến đích, nhưng sẽ không lâu đâu. 651 01:00:32,400 --> 01:00:33,720 Vậy tiếp theo sẽ là gì? 652 01:00:33,720 --> 01:00:35,550 Không một ai biết cả. 653 01:00:35,620 --> 01:00:38,400 Nhưng ESO đã sẵn sàng cho chuyến hành trình rồi. 654 01:01:07,040 --> 01:01:10,240 Transcripted by ESO; Translated by Thanh Sang Mai.